Thứ 4, 24.04.2024, 04.06
Alex-Sk™
Welcome Guest | RSS
Home | Câu cá | Sign Up | Log In
Site menu

Section categories
Bài dịch - Tổng hợp
Các bài viết, tổng hợp hay được dịch từ tiếng nước ngoài về công nghệ đồ câu : Cần câu, máy câu, các loại cước hay dây dù, phụ kiện...
Kinh nghiệm - Mẹo
Tổng hợp những kinh nghiệm hay mẹo liên quan đến môn thể thao câu cá
LƯỠI CÂU
Các loại lưỡi lục, lưỡi ngũ, lưỡi tứ của Alex
Ảnh đồ câu
Các loại hình ảnh về đồ câu cá
Phụ kiện câu
Hình ảnh, bài viết liên quan đến những phụ kiện của cần thủ
Ảnh động - Video
Hình ảnh hay videoclip được quay của dân câu

Our poll
Rate my site
Tổng số trả lời: 638

Chat Box

Statistics

Số người online: 1
Khách: 1
Thành viên: 0


10.39
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU ĂN CỦA CÁ

Những yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến khả năng tìm mồi của cá

 

Mỗi cần thủ chúng ta chắc chắn đã từng trải qua cảm giác có ngày thì được giật liên tục, mang cá về phải làm sạch và khi mang cho phải nài nỉ người ta mới lấy; ngày hôm sau thì ngồi ngáp dài cả ngày, đốt hết hơn một bao thuốc lá mà chẳng được giật lấy một phát…Điều đó chắc chắn rất đáng để ta suy nghĩ : tại sao lại như vậy, nguyên nhân là do đâu để rút ra bài học. Liệu có thể rút ra bài học trong câu kéo được không? Sự thành bại của chuyến đi câu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (hay kết hợp nhiều yếu tố cùng một lúc).

thien nhien

 

Đó là những điều kiện chủ quan (chúng ta có thể tác động được) : mồi bả, thiết bị đồ câu, lựa chọn điểm câu. Và sau đó là những điều kiện mà chúng ta phải tự thích ứng : thời tiết, thời điểm câu trong ngày và trong năm…Những dòng tiếp theo chúng ta sẽ hướng vào những yếu tố khách quan mà chúng ta không thể tác động nhưng có thể cố gắng hiểu chúng phần nào để chúng ta có thể lựa chon thời điểm. Đọc qua những dòng trên có thể trong đầu bạn nghĩ đến những tình huống mà bạn đã trải qua, có thể giống và cũng có thể khác đôi chút nhưng như bạn biết đấy, chẳng chuyến đi câu nào giống nhau cả. Chính điều ấy có lẽ sẽ bắt bạn phải để ý, quan sát đến cả sự tác động của thời tiết để so sánh những gì ta cảm nhận được với những lý thuyết mà ta đã đọc hay được nghe từ những lời khuyên hay kinh nghiệm của người khác. Và đấy đã thực sự là một bước tiến về phía trước.


thiên nhiên 1

 

Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

Ánh nắng mặt trời đêm lại sự sống cho muôn loài, tất nhiên là cho cả loài cá bởi nó điều khiển chu kỳ sinh thái của từng hồ, đập: nhiệt độ nước, hàm lượng ô-xi, lượng ánh sáng chiếu xuống nước…Những yếu tố tiếp theo như gió, mưa hay áp suất không khí đều có tác động rất lớn đến cách hành xử của các loài cá.

  • Gió 

Gió có 3 tác dụng chính : Tạo điều kiện giúp nước giàu ô-xi hơn và điều này làm cho đời sống của các loài cá sống động hơn. Một số loài cá ví dụ như chép có thể sống ở điệu kiện ô-xi rất thấp nhưng ở điều kiện tốt chúng sẽ ăn nhiều hơn và phát triển tốt hơn. Gió Nam và gió Tây thường tốt hơn bởi chúng có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nước, vào mùa đông thì điều này càng có giá trị. Gió cũng làm cho thức ăn tập trung hơn về một phía (động thực vật phù du sẽ được dồn về bờ cuối gió) đồng thời tạo nên dòng nước ngầm làm xáo trộn bề mặt đáy và lộ ra ấu trùng, côn trùng sống dưới đáy.

Thien nhien_gio


Gió còn tạo ra hiệu ứng nhiệt độ trong nước – điều này liên quan đến những hồ hay đập nước có chỗ sâu tới 10m và hơn. Nhiệt độ ánh nắng mặt trời không có khả năng làm tăng nhiệt độ tất cả các tầng nước.Từ 5m – 10m là tầng nước khá lạnh so với bề mặt và nước càng lạnh thì lại càng đặc hơn vì ở dưới đáy. Tầng nước trên bề mặt giàu ô-xi hơn nhờ sự khuếch tán từ không khí và quá trình quang hợp của thủy sinh thực vật. Hệ quả của hiệu ứng này là có rất ít thức ăn tự nhiên ở độ sâu 10m và hơn. Khi có gió thổi, nhiệt độ của các tầng nước sẽ bị xáo trộn dần từ phía bờ cuối gió. Nước ấm hơn, giàu ô-xi hơn từ bề mặt sẽ được đưa xuống cả tầng đáy nhờ dòng nước ngầm bởi trên bề mặt gió liên tục tạo sóng dồn nước về phía bờ cuối gió, ở đây không khí và nước sẽ được nhào trộn tạo ra dòng nước ngầm chảy ngược lại. Chính vì thế mà ta cũng có thể giải thích tại sao trong những ngày đông lạnh giá có nắng bừng lên thì ngồi cuối gió lại hay bắt được cá, lý do chưa hẳn là do mồi nhử mà nguyên nhân chính là vì vùng nước đó ấm hơn những nơi khác.


  • Áp suất không khí

Áp suất không khí tác động đến lượng ô-xi có khả năng ngấm vào nước từ không khí qua bề mặt hồ. Áp suất không khí càng cao thì lượng ô-xi ngấm càng cao, khi ấy chim én thường bay cao bởi những chú côn trùng mà chúng thích bay cao hơn (vào những ngày nóng và im gió). Áp suất không khí cũng tác động đến lượng khí bên trong bong bóng của cá, khi áp suất cao nó đẩy sát vào thân hơn làm cho khí bên trong bị nén lại làm cá khó chịu dẫn đến biếng ăn. Ví dụ những ngày hè nóng nực cá rất lười di chuyển và gần như không ăn. Khi áp suất hạ hay thấp trong thời gian dài và các điều kiện khác thuận tiện (đủ ô-xi, ánh sáng mặt trời vừa phải…) thì thuận lợi cho việc đi câu. Ngược lại khi áp suất lên xuống hoặc cao trong thời gian dài thì cá kém ăn hơn.  Khi có giông bão, trước đó thường oi bức, áp suất tích tụ lại và tăng lên khiến ta cảm thấy ngột ngạt (cảm giác thiếu ô-xi) và cá cũng không ngoại lệ. Khi bắt đầu mưa cảm giác sẽ dễ chịu hơn, nước hồ được làm mát bởi nước mưa và giàu ô-xi hơn và cá có thể bắt đầu đi kiếm ăn, nhất là cá chép. Tuy nhiên nếu mưa kéo dài và thời tiết bị thay đổi so với trước đó một thời gian dài thì có thể điều khẳng định ở trên không còn giá trị nữa, khi ấy ta lại phải dựa trên nguyên tắc là khi có sự thay đổi, phải sau khoảng 3 ngày cá sẽ lại sinh hoạt bình thường.

 

Mùa trong năm

 

Có thể nói ở vùng nhiệt đới như nước ta cá kiếm mồi quanh năm nhưng mỗi mùa có cường độ khác nhau.

Mùa xuâncá sau mùa đông bị đói nhưng trong nước vẫn ít thức ăn nên rất tích cực tìm kiếm bởi một số loài còn sắp sinh sản. Khi nước hồ ấm dần lên thì nhu cầu ăn của cá tăng dần, lúc này thức ăn cũng bắt đầu dồi dào lên. Thời kỳ trước và sau khi cá đẻ đi câu rất hiệu quả, điều này đúng với tất cả các loài cá kể cả những loài cá khi bình thường rất khó câu (ví dụ như trắm đen khủng). Cuối mùa xuân cá lại ít ăn hơn, lý do tại sao thì Alex chưa tìm ra lời giải thích thỏa đáng…

 

Mùa hè nhiều thức ăn, cá tích cực di chuyển tìm mồi. Khi nắng nóng kéo dài lượng ô-xi trọng nước giảm đi (nhiệt độ nước >25°C) và cá trở nên chậm chạp, lười nhác đối với thức ăn. Tuy nhiên cơ hội tốt hơn vẫn là câu buổi tối hoặc sáng sớm, ở sông thì những nơi có dòng chảy, ở đập thì khi có thay đổi về thời tiết (mưa, gió, trời trở lạnh…) khi ấy trong nước nhiều ô-xi hơn. Kinh nghiệm thực tế cũng đã chứng tỏ rằng khi có gió tây nhẹ vào những ngày nóng bức lại hay câu được cá sót trong hồ.

 

Mùa thulượng thức ăn giảm đáng kể, cá bắt đầu tìm thức ăn để tích lũy mỡ chống lại mùa đông lạnh giá. Có lẽ đây là thời điểm thuận tiện nhất trong năm để săn những chú cá khủng.

 

Mùa đông - Khi nhiệt độ xuống dưới 10°C cá lẩn xuống vùng nước sâu, vỉa đá, hang, khe…để tránh cái lạnh qua mùa đông. Nhu cầu ăn của chúng hạ theo nhiệt độ, chỉ ăn một lần trong vài ngày và di chuyển đi kiếm thức ăn một cách thận trọng nhằm tránh phung phí năng lượng, thậm chí chúng chúng chỉ đứng yên một chỗ và chờ đợi. thời gian này chúng cần rất ít thức ăn bởi quá trình tiêu hóa trong ruột cá phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước. Riêng cá chép bạn vẫn có cơ hội bắt chúng bởi đây là loài cá chịu lạnh tốt kể cả ở vùng ôn đới khi có nắng ấm; khi ấy bạn nên chọn đểm câu nơi cuối gió. Mùa đông thì thường là gió Nam hay gió Tây nam hay mang theo nhiệt độ ấm hơn. Để có thành quả khi đi câu vào mùa đông bạn sẽ cần chọn đúng chỗ, thời điểm, kiên trì và rất nhiều sự may mắn. Cần tránh những ngày trời trong, trăng sáng nhưng lạnh giá.


Category: Bài dịch - Tổng hợp | Đã xem: 9668 | Người đăng: baoden | Rating: 3.0/4
Tất cả phản hồi: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm phản hồi.
[ Đăng ký thành viên | Log In ]
Log In

Search

Calendar
«  Tháng 2 2014  »
CNT2T3T4T5T6T7
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
232425262728

Entries archive

Site friends

Copyright MyCorp © 2024 Website builderuCoz