Thứ 6, 26.04.2024, 18.01
Alex-Sk™
Welcome Guest | RSS
Home | Câu cá | Sign Up | Log In
Site menu

Section categories
Bài dịch - Tổng hợp
Các bài viết, tổng hợp hay được dịch từ tiếng nước ngoài về công nghệ đồ câu : Cần câu, máy câu, các loại cước hay dây dù, phụ kiện...
Kinh nghiệm - Mẹo
Tổng hợp những kinh nghiệm hay mẹo liên quan đến môn thể thao câu cá
LƯỠI CÂU
Các loại lưỡi lục, lưỡi ngũ, lưỡi tứ của Alex
Ảnh đồ câu
Các loại hình ảnh về đồ câu cá
Phụ kiện câu
Hình ảnh, bài viết liên quan đến những phụ kiện của cần thủ
Ảnh động - Video
Hình ảnh hay videoclip được quay của dân câu

Our poll
Rate my site
Tổng số trả lời: 638

Chat Box

Statistics

Số người online: 1
Khách: 1
Thành viên: 0


15.11
Một số mẹo nhỏ với dây cước

 


Chất lượng là mối quan tâm hàng đầu của cần thủ khi đi mua cước. Ngoài kích cỡ ra ta còn quan tâm đến tải trọng. Cước được thử nghiệm trên thiết bị độ dai, sức co giãn và tải trọng. Đại đa số các thông tin về sản phẩm của các nhà sản xuất lấy từ test trong môi trường trên cạn, vì thế các thông số kỹ thuật đó thường cao hơn khi ta sử dụng trong khi câu – cước được thấm nước hay chìm trong nước. Để ta có thể ước lượng được tải trọng thực tế khi câu cần phải trừ đi khoảng 20% vì các mối nối, 10-15% vì cước ngâm trong nước 24h. Khi quấn cước vào máy nếu nhà sx không có chỉ đẫn cụ thể thì nên làm theo các bước sau:
· Cước xỏ qua các khoen cần
· Buộc dây vào ổ cước(của máy)
· Chuẩn bị một miếng bọt biển có nhúng nước để cho cước chạy qua khi quấn
Lý do rất đơm giản: các khoảng trống giữa các phân tử trên dây sẽ ngấm nước, dây sẽ mềm và giãn ra. Thấm đều nước suốt chiều dài cước khi quấn dây, cước khi khô sẽ co lại đều hơn và trên toàn bộ chiều dài. Những yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng cước là : Nhiệt độ, ánh nắng mặt trời, khí hậu khô hanh, máy câu quấn không chuẩn hay khoen bị hỏng…v.v…Chính vì vậy các nhà sx thường làm tăng khả năng chịu đựng của cước bằng cách cho thêm các chất phụ gia như : nylon, teflon, màu…Ví dụ: teflon ít ngấm nước thì dây cước sẽ có độ nổi cao hơn.



Nên chăm sóc dây cước ra sao



Chi li, cẩn thận là phẩm chất không thể thiếu của cần thủ. Nhất là với những cuộn cước đắt tiền, không chỉ vậy mà còn khó mua. Thường thì 50-70m đầu tiên cần được bảo dưỡng thường xuyên nhất bởi đó là đoạn chịu lực, bị ngâm dưới nước lâu, chịu ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, cọ xát vào chướng ngại vật rồi bị ném ra lại quấn vào không biết bao nhiêu lần…Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta phải loại bỏ cả đoạn dài như vậy. Đơn giản chỉ cần có khoảng không gian đủ để tháo cước ra, lấy miếng giẻ sạch nhúng nước xà phòng lau qua vài lần sau đó lau qua khoảng 2 lần bằng giẻ sạch có thấm nước ấm.

 

 



Tiếp theo chúng ta cần để ý tránh cho cước bị xoắn, bị thắt nút hay bị biến dạng ở hình thức nào đó. Khi dây bị xoắn thì tầm ném xa rất bị hạn chế, đó là chưa kể tới mức tạo thành cục nhỏ trong ổ cước, điều này đặc biệt quan trọng và hay xảy ra đối với các cần thủ hay câu xa bờ. Khóa linh ta nên dùng loại tự xoay để khi tác nghiệp đỡ được một phần nào đó cho cước đỡ xoắn. Tuy vậy ta vẫn phải kiểm tra lại khi có thời gian rỗi, nếu thấy dây bị xoắn thì nên móc khóa vào một vật thích hợp rồi để dây tự xoay ngược trở lại hoặc treo một vật lên khóa linh và để thõng một đoạn cước bị xoắn cũng đạt được kết quả tương tự.


Cách tính sức chứa của một ổ dây:


Thường thì ta có thể xác định được trên vỏ cuộn cước hay trên vành ổ dây của máy, nhưng đôi khi mua ta không phải lúc nào cũng có thể chọn được loại dây có kích cỡ chuẩn với những gì mà nhà sx ghi trên máy. Ví dụ : Máy Daiwa Sealine Black BRI 5500 có sức chứa ghi trên máy :

 

 

 

 

 


0.45/270; 0.50/210; 0.55/175


Nhưng bây giờ tôi mua một cuộn 0,35mm thì tôi cần bao nhiêu mét dây thì đầy ổ? Cách tính như sau:
Lấy 1 trong 3 số liệu trên, tức chiều dài dây nhân với đường kính cước tương ứng rồi chia cho đường kính cước ta muốn mua hay quấn vào máy.

270m x 0.45= 121 : 0.35 = 347m

 

 

Category: Kinh nghiệm - Mẹo | Đã xem: 15037 | Người đăng: baoden | Rating: 3.2/4
Tất cả phản hồi: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm phản hồi.
[ Đăng ký thành viên | Log In ]
Log In

Search

Calendar
«  Tháng 2 2012  »
CNT2T3T4T5T6T7
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
26272829

Entries archive

Site friends

Copyright MyCorp © 2024 Website builderuCoz