Thứ 7, 20.04.2024, 03.48
Alex-Sk™
Welcome Guest | RSS
Home | Câu cá | Sign Up | Log In
Site menu

Section categories
Bài dịch - Tổng hợp
Các bài viết, tổng hợp hay được dịch từ tiếng nước ngoài về công nghệ đồ câu : Cần câu, máy câu, các loại cước hay dây dù, phụ kiện...
Kinh nghiệm - Mẹo
Tổng hợp những kinh nghiệm hay mẹo liên quan đến môn thể thao câu cá
LƯỠI CÂU
Các loại lưỡi lục, lưỡi ngũ, lưỡi tứ của Alex
Ảnh đồ câu
Các loại hình ảnh về đồ câu cá
Phụ kiện câu
Hình ảnh, bài viết liên quan đến những phụ kiện của cần thủ
Ảnh động - Video
Hình ảnh hay videoclip được quay của dân câu

Our poll
Rate my site
Tổng số trả lời: 638

Chat Box

Statistics

Số người online: 1
Khách: 1
Thành viên: 0


11.59
FLUOROCARBON - SỰ THẬT VÀ LỜI ĐỒN ĐẠI (HAY QUẢNG CÁO)


Không mấy sản phẩm trên thị trường đồ câu lại tạo nên sự tranh luận ồn ào một thời như fluorocarbon (FC). Tại sao vậy? Các sản phẩm mới được đưa ra hàng tháng, thậm chí hàng tuần – không thể tính được. Đây đúng là một bước ngoặt lớn nhưng các chiêu quảng cáo của các nhà sản xuất như "cá không nhìn thấy” hay còn gọi là tàng hình…Một điều khá quan trọng quyết định lớn tới việc những chú cá nhát và thận trọng có ăn mồi hay không. Sự tuyệt vời này ở mức độ nào thì chúng ta thử phân tích ở những dòng tiếp theo dưới đây.

Lịch sử hình thành FC và cước monofil


Các cần thủ ở khắp nơi trên thế giới đã sử dụng loại cước monofil bao lâu? Câu trả lời rất có thể làm bạn ngạc nhiên – trên 70 năm. Cuối những năm 30 của thế kỷ 20 đã có một bước ngoặt, các nhà nghiên cứu của hãng Dupont (mở văn phòng đại diện tại Việt Nam năm 1994) đã nghiên cứu rất lâu khả năng sản xuất một loại sợi đồng nhất. Đến khi họ tìm ra phương pháp và cuộn dây monofil đầu tiên trên thế giới đã ra đời trong ngôi nhà máy nhỏ bé của họ. Lúc đầu nó được sử dụng trong ngành công nghiệp vải sợi. Chẳng có ai trong hãng khi ấy lại nghĩ là họ đã sản xuất ra một loại công cụ hữu hiệu của ngành câu cá và không có đối thủ trên thế giới cho cho đến tận ngày nay. Lịch sử của dây FC thì ngắn hơn, phải trải qua khoảng 40 năm sau đó, tức là cuối năm 70 của thế kỷ 20 tại Nhật bản đã xảy ra một quá trình khá giống người Mỹ trước đó 40 năm. Chỉ có một điều khác là người Nhật ngay từ đầu đã hướng mọi công việc nghiên cứu cho thị trường câu cá. Từ những hợp chất carbon đã tìm ra, họ đã tạo nên một loại sợi rất chắc chắn. Sửa dần, sửa dần và thế là sợi FC ra đời.


Thành phần và cấu trúc


Để có thể hiểu sâu về chất liêu này, chúng ta cần làm rõ về thành phần và cấu tạo của nó. Chỉ cần cái tên của nó thôi chúng ta đã hiểu ngay đây là hợp chất bao gồm bởi 2 nguyên tố : carbon và fluorin. Có nhiều qui trình sản xuất ra FC và kết quả cho ta ở nhiều thể khác nhau, ở đây chúng ta chỉ quan tâm chúng ở thể rắn. Cụ thể là công thức đặc biệt để làm ra một dụng cụ giúp cho nghề câu cá :

 


Công thức fluorocarbon, kết cấu bên trong.

Đầu tiên chúng ta để ý thấy quan trọng nhất là cấu trúc của công thức. Các nguyên tử trùng nhau xếp theo một chiều ngang nhất định, đây chính là một yếu tố rất quan trọng tạo cho cước thẻo có độ cứng và sức chống va đập cao. Sự kết nối giữa carbon và fluorin là một trong những kết nối bền và chắc nhất trong hóa hữu cơ. Tất nhiên FC mà các nhà sản xuất đồ câu còn chứa rất nhiều các loại tạp chất khác mà được cho thêm trong từng công đoạn riêng biệt.


Độ chìm

Một sự thật không thể bác bỏ là FC chìm trong nước rất nhanh. Về chuyện này các nhà quảng cáo không nói dối. Chỉ cần nói tới mật độ của các nguyên tố trong hợp chất này đã dày hơn nước khoảng 75%. Trong khi đó cước monofil chỉ hơn khoảng 15%. Thí nghiệm đã cho thấy một đoạn FC chìm xuống nước có độ sâu 45cm sau chưa đầy 13 giây. Tức là nó chìm nhanh gấp 3 lần dây cước bình thường. Để làm rõ hơn chúng ta có thể so sánh với các loại cước thường nhưng chìm nhanh, kể cả loại cước này chìm xuống đọ sâu 45cm cũng khá chậm so với FC – khoảng 35 giây.

 

 

 
Biểu đồ hiển thị độ chìm của từng loại cước.



Độ mềm

Nói đến đây chúng ta đã bắt đầu động chạm tới tính chất đầu tiên mà đã được tranh cãi rất nhiều bởi nó có ảnh hưởng rất lớn tới cách hành xử của con mồi. Kể cả ở các loại cước thường cũng có khác nhau bởi mỗi nhà sản xuất đều có những tiêu chí khác nhau mặc dù nó không đáng kể. Ngược lại, FC có độ mềm kém hơn nhiều.Có 1 cách thử nghiệm rất thú vị để chúng ta tham khảo là chúng ta thử cắt 1 đoạn cước thường và 1 đoạn cước FC cùng 1 đường kính và chiều dài(ví dụ 0,25mm và chiều dài 20cm) rồi ta cầm một đầu và chỏng ngược đầu kia vuông góc với mặt đất thì ta sẽ thấy rất rõ loại dây nào cứng hơn. Độ cứng của FC gây cho các cần thủ khá nhiều vấn đề khi muốn thắt nút, nhiều khi thắt không được chặt. Nếu không cẩn thận thấm nước khi thắt thì tiết diện dây dễ bị biến dạng dẫn đến việc tạo ra một điểm yếu trên toàn bộ hệ thống và rất có thể sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc làm ta đánh mất cá. Khi buộc ta cũng nên tránh những kiểu thắt nút có thể làm dây bị gập. Còn một điều nữa chúng ta cần lưu ý nếu chúng ta quyết định dùng FC làm dây trục (trường hợp này rất hãn hữu) thì cần chuẩn bị tinh thần rằng những cú vụt sẽ không được xa như dùng cước bình thường.


Khả năng chống tác động cơ học


Các nhà sản xuất dây braid và FC đêu rất tự hào quảng bá sản phẩm của mình theo khuôn đã dập sẵn "chống va đập” hay "chống tác động cơ học”. Đáng tiếc là không phải loại nào cũng vậy. Xét về khía cạnh cấu trúc bên trong của FC, nhờ có thành phần và cấu tạo khác nên so với cước thường chúng có khả năng chống lại tác động cơ học tốt hơn(ví dụ khi va hay cọ sát phải vật thể khác) nhưng không có nghĩa là chống lại được 100 %. Ở mức độ nào đó chính vì FC cứng hơn nên khi chạm đáy (khi câu lăng-xê, boilie…), những cần thủ dùng FC làm dây trục sẽ ít bị trùng và võng vắt qua những chướng ngại vật có thể có cạnh sắc, vì vậy FC hạn chế được khả năng cọ sát hơn so với cước mono.

Khả năng chống tia UV

Một nghiên cứu về khả năng chống tia UV đã cho thấy những kết quả rất thú vị, FC đã chiến thắng một cách rõ ràng: Dây mono và FC cùng được thử trong thiết bị có UV trong 100 giờ, mono mất đi khoảng 20% tải trọng trong khi đó FC không thay đổi. Tiếp tục trong cuộc thí nghiệm thì được thấy rằng, nylon – thành phần chủ yếu của dây monofil còn bị một dạng oxi hóa. Sau 200 giờ thì tải trọng của mono bị tụt xuống khoảng 40%, FC gần như không cảm nhận được sự thay đổi. Hiện tượng này ta có thể giải thích một cách đơn giản như sau: thành phần và cấu tạo của FC phần lớn làm tia UV đi xuyên qua chứ bị ảnh hưởng hay ngấm thì rất ít.


Độ co giãn


Ở đây có thể khẳng định luôn một câu : FC gần như không co giãn, ít ra là so sánh với dây monofil có chứa nylon – khả năng co giãn của FC ít hơn khá nhiều lần. Mỗi khi dây bị co giãn có nghĩa là cấu trúc của dây bị dịch chuyển làm cho tiết diện dây bị thu hẹp lại, áp dụng vào cuộc sống của cần thủ cho ta thấy dây nylon monofil có thể giãn ra tới 14%, có nhiều trường hợp đây chưa phải là con số cuối cùng. FC nếu cùng chịu một tải trọng so với cước giãn ít hơn nhiều ( cao nhất đo được là 3%). Có nghĩa là với tải trọng như trong phòng thí nghiệm, dòng cá ở khoảng cách 50m, FC giãn ra khoảng 1,5m. Bằng mắt thường hay đồ câu bình thường chúng ta không cảm nhận được điều này

 

 

Dây link fluorocarbon ngày nay được bán rất rộng rãi, dễ chọn của rất nhiều nhà sx


Độ tàng hình

Tính năng cuối cùng mà chúng ta quan tâm đồng thời cũng được tranh luận nhiều nhất. Thật sự có chất liệu nào mà trong nước không nhìn thấy được? Tốt nhất ta nên so sánh độ khúc xạ ánh sáng của cước thường, của FC và nước. Với nội dung bài ta đang đọc ta nên lược ra từ bài "Mathematical Theory of Fishing Line Visibility" từ nghiên cứu của Jeff Thomson đã có kết luận khá thú vị. Nước có độ khúc xạ 1.33, cước nylon thường là 1.53-1.62. Điều này cho ta thấy sự khác biệt là khá lớn và có thể thấy bằng mắt thường. Cước nylon monofil dưới nước rất dễ nhìn thấy ban ngày ở gần như tất cả các điều kiện ánh sáng. Vậy chúng ta thử cùng so sánh độ khúc xạ của nước với FC, điều này có vẻ bắt đầu thú vị. Như ở trên, nước có độ khúc xạ là 1.33, Fluorocarbon chỉ 1.42!!! Điều này có nghĩa là gì? FC thật sự trong nước khó phân biệt hơn monofil, nhưng không có nghĩa là không nhìn thấy được!

 



Kết luận:

Một vài sự khác nhau và lợi thế

.............................................. Monofil.............Fluorocarbon

Độ tàng hình trong nước :............... --..............................có
Tải trọng lớn hơn :..........................Có.................... ..........--
Tải trọng lớn hơn ở nút thắt :...........Có..............................--
Tuổi thọ của chất liệu giảm nhanh:....Có..............................--
Độ chìm nhanh :.............................--..............................Có
Giá cao hơn :.................................--..............................Có



Nước càng trong ta lai càng cần dùng FC. Khi mua cước trục hay mua FC làm link cũng vậy, chất lượng mang lai cho ta sự thoải mái, yên tâm khi tác nghiệp. Chẳng còn gì tồi tệ hơn khi ta bị nổ trục hay link, khi ấy con cá bơi đi mất dạng trong niềm cay cú, uất ức của ta – điều này chắc ai cũng đã gặp rồi và không bao giờ muốn nó lặp lại. Bạn nên nhớ, cách tốt nhất để hạn chế nổ link không hẳn là do chất lượng dây link mà là chủ yếu là do chúng ta có thường xuyên kiểm tra dây link có bị sờn hay không, khi ấy chắc chắn bạn phải thay lưỡi hoặc buộc lại link mới. Vậy một là các bạn tự tìm ra hãng mình yêu thích kể cả phải trả giá cho một vài lần hay nghe theo những lời khuyên của người có kinh nghiệm hơn…
 

Category: Bài dịch - Tổng hợp | Đã xem: 11967 | Người đăng: Alex-Sk™ | Tags: cước link, cước thẻo, fluorocarbon | Rating: 4.0/2
Tất cả phản hồi: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm phản hồi.
[ Đăng ký thành viên | Log In ]
Log In

Search

Calendar
«  Tháng 2 2012  »
CNT2T3T4T5T6T7
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
26272829

Entries archive

Site friends

Copyright MyCorp © 2024 Website builderuCoz